gà mạnh hoạch banner
banner gà mạnh hoạch 3
banner 5

5 Lưu ý khi kinh doanh nhượng quyền nhất định phải biết

Thị trường nhượng quyền trong những năm gần đây khá sôi động, nhất là trong lĩnh vực bán lẻ và ăn uống.  Tính đến  tính đến ngày 12/6/2020, đã có 262 doanh thương hiệu quốc tế nhượng quyền thành công tại Việt Nam, dự báo con số này tiếp tục tăng 15% trong thời gian sắp tới. Nghe có vẻ rất hấp dẫn nhưng bạn đã biết những điều cần phải lưu ý để nhượng quyền thương hiệu thành công chưa? Tham khảo ngay những thông tin bên dưới nhé!

1. Nghiên cứu kỹ thị trường

Nghiên cứu kỹ thị trường

Muốn đầu tư thành công thì phải hiểu rõ được thị trường đang cần gì và thiếu gì, sản phẩm bạn muốn bán đã bão hòa chưa? Chẳng hạn như bạn muốn kinh doanh trà sữa ở Hà Nội thì cần biết tại Hà Nội đang hiện có 1.652 cửa hàng và nhu cầu uống trà sữa vẫn không hề sụt giảm. Giới trẻ và dân văn phòng thích uống những ly trà sữa có thương hiệu, nhưng số cửa hàng như Gong Cha, Ding Tea, Toco Toco,… không đáp ứng đủ, khách vẫn phải chờ xếp hàng để mua.

Vậy đây có phải là cơ hội bạn chen chân vào bằng cách nhượng quyền? Giải được bài toán thị trường là bước đầu để bạn thực hiện một kế hoạch kinh doanh thành công.

Trước khi làm bên nhận nhượng quyền, các bên nhận nên tìm hiểu thật kỹ thị trường mà mình đang hướng đến, liệu thương hiệu mình đang nhắm đến còn đủ “hot” hay xứng đáng với số tiền mình sắp phải bỏ ra hay không.

Dù thương hiệu bạn nhận có lớn đến mức nào mà nếu chọn sai địa điểm thì mọi tiền bạc công sức cũng sẽ đi tong, thông thường thì việc lựa chọn địa điểm thì bên nhận nhượng quyền sẽ được bên chủ thương hiệu tư vấn kỹ càng về việc địa điểm. Vì điều này không chỉ ảnh hưởng đến doanh thu của bên nhận nhượng quyền cũng như hình ảnh của bên chủ thương hiệu.

2. Chọn thương hiệu nhượng quyền phù hợp

Khi xác định được thị trường, bạn bắt đầu lựa chọn thương hiệu để nhượng quyền kinh doanh. Các yếu tố để đánh giá lựa chọn:

kinh doanh nhượng quyền

• Tài chính: Để nhượng quyền một thương hiệu thì chúng ta cần bỏ ra một khoản chi phí không hề nhỏ. Do đó, bạn cần xem lại khả năng tài chính của mình để lựa chọn thương hiệu phù hợp.

• Hiệu quả kinh doanh: Cần xem xét các thông tin cần thiết để biết thương hiệu bạn sắp đầu tư kinh doanh thực tế thế nào trong những năm vừa qua. Khảo sát những cửa hàng đã nhượng quyền trong cùng thành phố để đánh giá xem lợi nhuận có đáp ứng được mục tiêu của bạn, giống như công ty nhượng quyền đảm bảo hay không.

• Văn hóa: Đây là điều cần lưu ý khi bạn có ý định nhượng quyền từ những thương hiệu nước ngoài. Bạn cần xem xét giá trị văn hóa công ty đó có phù hợp hoặc có thể thương lượng để thay đổi một phần để thích ứng với nơi bạn sắp kinh doanh hay không.

3. Bảo hộ thương hiệu

Việc bảo hộ pháp lý rất quan trọng, nếu bạn không muốn bỏ một khoản tiền lớn để mua nhượng quyền, để rồi một thời gian sau có hàng loạt những cửa hàng cùng tên cạnh tranh với bạn mà họ chẳng phải tốn xu nào. Hãy kiểm tra chắc chắn rằng thương hiệu đó đã đăng ký bản quyền được pháp luật bảo hộ, để tránh mất tiền oan nhé!

4. Phí nhượng quyền

Phí nhượng quyền

Thông thường đối với những thương hiệu lớn, hoạt động được vài năm thì phí nhượng quyền đã được ấn định sẵn và hiếm khi bạn có thể thương lượng để thay đổi. Trừ khi, thương hiệu đó đang muốn xâm nhập mở rộng thị trường và cần một đối tác để nhượng quyền, thì cơ hội thay đổi phí này cao hơn. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên chọn công ty có phí nhượng quyền phù hợp với túi tiền của mình thì an toàn hơn.

5. Đơn phương hủy hợp đồng

Đơn phương hủy hợp đồng

Một hợp đồng nhượng quyền thường có thời hạn 5 năm và có thể nhiều hơn như vậy, rất khó để bạn muốn rút lui, trừ khi cả hai bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng. Bình thường có một khoảng thời gian rất ngắn gọi là “Cooling off” tầm 7 ngày để bạn suy nghĩ lại và rút lui, nhưng đây là trong trường hợp bạn chưa trả phí nhượng quyền. Nếu bỏ ngang giữa chừng, kiện tụng chắc chắn xảy ra, bạn sẽ mất đi phí đã trả và đền bù các khoản lợi nhuận dự tính trong thời gian hợp đồng còn lại cho công ty đó.

Trong khi đó cần phải cân nhắc thật kỹ những khả năng sau:

  • Không được tự do sáng tạo

Kinh doanh nhượng quyền đồng nghĩa với việc bạn được chuyển giao bí quyết, quy trình kinh doanh, kể cả văn hóa hoạt động của doanh nghiệp nhượng quyền. Do đó, việc bạn tự ý sáng tạo mới trong sản phẩm hay quy trình hoạt động là khá khó khăn, các đề xuất của bạn phải được bên nhượng quyền đồng ý. Bạn cần lưu ý điều này để tránh gặp rắc rối.

  • Đam mê

Kinh doanh nhượng quyền thương hiệu có đặc điểm không phải chỉ có nhiều tiền bung ra là được. Bạn cần có tâm huyết, đam mê với công việc kinh doanh của mình, sẵn sàng săn tay áo vào làm cùng nhân viên để hiểu hết những công việc thực tế đang xảy ra. Khi hiểu hết mọi thứ, bạn sẽ giao tiếp, quản lý, truyền cảm hứng cho nhân viên một cách hiệu quả hơn.

Do đó, khi bên thương hiệu cố gắng hối thúc bạn ký hợp đồng một cách đáng ngờ thì nên cẩn thận suy nghĩ lại, tránh trường hợp “bút sa gà chết” không thể làm gì khác.

Nếu muốn tham gia kinh doanh bằng cách nhượng quyền thương hiệu, bạn cần lưu ý tất cả những điều trên, phải thật cẩn thận trong mọi quy trình hồ sơ thủ tục. Chúc bạn thành công!

Xem thêm: